Nói đến tòa nhà đẳng cấp nhất ở quận 1 thì không tòa nhà nào
có độ đẳng cấp bằng Bitexco Financial Tower.
Bitexco Financial Tower tọa lạc tại địa chỉ số 2 Hải Triều, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh còn được gọi với cái tên khác là Tháp tài chính Bitexco. Bitexco Financial
Tower cao 296m được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Zapata và khánh thành
vào ngày 31/10/2010. Cùng Địa Ốc Kim Quang khám phá xem bên trong tòa nhà
Bitexco này có điều gì đặc biệt nhé..
Theo thiết kế, chiều cao từ mặt đất đến đỉnh là 269 m, cao thứ
nhất tính đến thời điểm hoàn thành, và cao thứ 4 trong các cao ốc ở Việt Nam hiện
nay, xếp sau tòa Landmark 81 461,2m, keangnam Hanoi landmark 72 336m và Lotte
Center Hanoi 272m. Tại thời điểm khánh thành năm 2010, Bitexco Financial Tower
cao thứ 110 thế giới.
Tòa nhà Bitexco Financial Tower được thiết kế bằng bê tông cốt
thép và kính. Trên sân thượng tòa nhà có sân đáp trực thăng. Ý tưởng thiết kế
Bitexco Financial Tower được lấy cảm hứng từ hình ảnh duyên dáng, thanh thoát của
búp hoa sen, biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Tòa nhà được xem là biểu tượng
cho sự năng động của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Phần
lớn diện tích của tòa nhà sẽ được các doanh nghiệp tài chính hàng đầu trong nước
và thế giới đặt văn phòng giao dịch. Phần trên cùng của tòa nhà sẽ được trang
trí, thắp sáng đèn về đêm tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy như ngọn hải đăng của thành phố.
Tòa nhà thương mại cao 68 tầng, cung cấp 37,000 m2 cho khu vực
văn phòng, và hơn 8,000 m2 cho khu vực thương mại từ tầng 1 đến tầng 6. Hơn 600
m2 được thiết kế dành cho khu nhà hàng ẩm thực trên tầng 50, một nhà hàng cao cấp
trên tầng 51 và một khu vực rộng hơn 300 m2 trên tầng 52 dành cho doanh nhân.
Thêm vào đó, một đài quan sát dành cho công chúng trên tầng 49 cho phép khách
tham quan ngắm nhìn 360 độ toàn cảnh thành phố và sông Sài Gòn. Tòa tháp cũng
là dự án đầu tiên tại Việt Nam cho xây dựng sân đậu trực thăng trên tầng 52.
Một kỷ lục kiến trúc được ghi nhận tại tầng 52, tòa tháp
Bitexco Financial Tower. Đó là sân đậu trực thăng đầu tiên tại Việt Nam nằm ở
hướng Nam của tòa tháp, treo "lơ lửng" ra khỏi kết cấu chính của tòa
nhà. Ở độ cao 191m so với thành phố, sân đậu trực thăng có tổng chiều dài là
40m, trong đó 18m kết nối vào kết cấu chính của tòa nhà và mở rộng ra 22m so với
cấu trúc chính của tòa tháp. Vị trí xây dựng sân đậu trực thăng này khác với
các sân đậu trực thăng ở các tòa nhà khác vì đa số được xây dựng trên nóc tòa
nhà. Không nhằm mục đích tạo ấn tượng thị giác, vị trí sân đậu trực thăng nhằm
tạo tiện ích tinh tế khi chào đón khách đến với tòa nhà và tiếp cận với không
gian ấm cúng bên trong một cách nhanh chóng nhất.
Thêm vào đó, việc lắp ráp sân đậu trực thăng ở không gian lơ
lửng cũng là một thử thách lớn khác. Sân đậu trực thăng là kết hợp của trên 250
tấn kết cấu thép và hơn 4000 bulông để liên kết. Ngoài ra, các nguyên vật liệu
thép và xi măng được sử dụng nhiều hơn, nhưng vẫn đảm bảo độ tải trọng giữa cấu
trúc sân đậu trực thăng và cấu trúc bên trong tòa tháp. Nói về quá trình lắp
ráp, sân đậu trực thăng phải được lắp ráp thử nghiệm tại xưởng trước khi cho
lên lắp ráp thực tế trên tầng 52. Do lối kiến trúc phức tạp, việc xây dựng sân
đậu này đã mất gần 1 năm để hoàn thiện, trong đó việc láp ráp đã mất đến gần 2
tháng.
Với các yếu tố phức tạp trong yêu cầu kỹ thuật đã tạo ra các
thử thách lớn cho đội ngũ nhân viên kỹ sư. Tòa tháp với lối kiến trúc không đối
xứng tạo ra không ít khó khăn cho việc xây dựng. Không có tầng nào trong tòa
tháp có diện tích giống nhau và mỗi một tấm kính trong số 6000 tấm kính được sử
dụng để bao quanh tòa nhà đều được cắt với các kích thước khác nhau. Các bức tường
kính có hình dạng cong, được sắp xếp theo dạng hình trụ nghiêng chứ không phải
là các hình chữ nhật thẳng đứng. Với hình dáng thanh mảnh, tòa nhà phải được
gia cố thêm các bởi các thanh giằng để giữ cho tòa nhà có thể chịu được sức
gió.
0 nhận xét:
Copy biểu tượng vào khung comment